Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm là đau bụng, nôn, mệt mỏi, tiêu chảy, sốt… Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, cơ thể bị mất nước và nhiễm độc nặng có thể dẫn tới nguy hiểm tính mạng. Trường hợp 2 bé tử vong trên do phát hiện muộn các triệu chứng ngộ độc lại không được cấp cứu kịp. Đây là điều thật đáng tiếc.
Bảo quản đối với thức ăn đã nấu chín
Để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm, các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần chú ý trong việc bảo quản thực phẩm đúng cách. Để an toàn, tốt nhất là chế biến thức ăn vừa đủ và sau khi chế biến nên ăn ngay. Nếu chưa ăn ngay cần phải che đậy, bảo quản cẩn thận và sau 2 giờ cần hâm nóng lại.
Hạn chế lưu thức ăn từ sáng đến tối, thậm chí để qua đêm.
Bảo quản thực phẩm tươi sống
Các loại thịt, cá tươi sống sau khi mua về cần sơ chế qua, rửa sạch để ráo nước rồi cho vào tủ lạnh. Nếu sử dụng trong ngày thì để ngăn mát, còn nếu để qua ngày hôm sau thì cho vào ngăn đá.
Với rau xanh cần nhặt bỏ gốc và lá sâu cho vào túi đựng thực phẩm buộc kín để vào ngăn mát. Nếu chưa ăn ngay không nên rửa rau vì dễ làm rau nhanh hỏng và chảy nước ra tủ.
Các loại rau cải, rau lá xanh không nên để lâu quá một tuần, thời hạn dùng tốt nhất là trong vòng ba ngày kể từ lúc mua.
Bảo quản thực phẩm đông lạnh
Về nguyên tắc, thực phẩm tươi sống có thể để được đến một năm nếu được cấp đông từ -180 đến -3000C, cấp đông với nhiệt độ -3600C thì bảo quản được đến 18 tháng. Tuy nhiên, khi để lâu thì một số enzym trong thực phẩm sẽ tự phân hủy và chuyển hóa, làm cho thực phẩm ít nhiều mất đi một số chất dinh dưỡng, chất béo bị oxy hóa…
Do vậy, thời gian bảo quản tối đa trong ngăn đá đối với thịt bò, cừu, dê là 30 ngày; thịt heo, gà, vịt khoảng 10 – 15 ngày. Riêng với cá, nên sử dụng trong vòng 7 ngày từ khi cất giữ trong ngăn đá để cá được tươi ngon hơn. Tuyệt đối không để lại thực phẩm đã rã đông vào ngăn đông lạnh.