fbpx

Viêm dạ dày mạn tính: Nguyên nhân và triệu chứng

Viêm dạ dày mạn tính xuất hiện khi lớp niêm mạc dạ dày bị viêm hoặc tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi mắc bệnh, người bệnh cần phải điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm về sau. Tuy nhiên, trước đó cần tìm hiểu nguyên nhân và các triệu chứng để phát hiện bệnh sớm nhất.

> Xem Thêm: Viêm dạ dày hp nên ăn gì?

Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày mạn tính

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính khá cao, thường tập trung ở miền Bắc và Tp HCM là chủ yếu. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh là gì?

Nghiên cứu cho thấy, có 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày mạn tính gồm: 

  • Nhóm A (Tự miễn): Do tự miễn
  • Nhóm B (Vi khuẩn): Do vi khuẩn gây ra. Cụ thể thì vi khuẩn Helicobacter pylori chiếm đến 70-80% tổng số các trường hợp gây viêm dạ dày mạn tính.
  • Nhóm (Hóa chất): Do ảnh hưởng từ các thuốc như dùng NSAiDs và hóa chất.

Ngoài ra còn có một số yếu tố khác tác động như nghiện rượu, thuốc lá, hay sử dụng các chất kích thích dẫn đến viêm dạ dày mạn tính. 

Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày mạn tính

Bệnh viêm dạ dày mạn tính thường có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng dễ nhận biết giúp người bệnh phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có các triệu chứng cũng xuất hiện một cách rõ rệt. Có nhiều trường hợp khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nặng. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:

  1. Đau bụng vùng trên
  2. Khó tiêu
  3. Đầy hơi
  4. Buồn nôn
  5. Ói mửa
  6. Ợ hơi
  7. Chán ăn
  8. Sụt cân đột ngột

Nếu gặp phải những triệu chứng kể trên, bạn nên lập tức đến bác sĩ để thăm khám ngay trước khi bệnh chuyển biến nặng.

Cách phòng ngừa bệnh viêm dạ dày mạn tính

Để phòng tránh bệnh viêm dạ dày mạn tính, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc trong đời sống sinh hoạt như sau: 

  • Cần ăn chậm, nhai kỹ, nên lựa chọn ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu. Thức ăn phải được nấu chín kĩ. Ngoài ra, nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để góp phần làm giảm bớt những tác động của acid dạ dày.
  • Nên ăn đúng bữa, đúng giờ, khoảng cách giữa các bữa ăn đủ hợp lý để giúp trong dạ dày luôn đảm bảo có đầy đủ thức ăn để trung hòa acid và giảm đau.
  • Nên bổ sung những loại thức ăn tinh bột với tác dụng thấm hút nhanh để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, những loại thực phẩm như sữa, gạo nếp, bánh nếp, bánh mì, bánh bột năng, cơm, bánh quy…còn có tác dụng giúp giảm kích thích tiết dịch vị, trung hòa acid mà bạn nên bổ sung.
  • Không dùng các loại thực phẩm hay dạ dày kích thích dịch vị tăng cao như: ớt, tiêu, giấm, cà ri, mù tạc, trái cây chua, sữa chua, dưa hành, dưa cà muối chua, thức ăn lên men như mắm, tương, chao; thịt nguội chế biến sẵn…
  • Không uống rượu, hút thuốc hay sử dụng các chất kích thích gây hại cho dạ dày
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, cần tránh lo âu, stress. 


Hy vọng những thông tin trên chúng tôi có thể giúp bạn đọc hiểu thêm về bệnh viêm dạ dày mạn tính để có cách phòng tránh và điều trị kịp thời.

 
⭐️ S CENTER – Khơi Nguồn Sức Khỏe & Sắc Đẹp ⭐️