Các vấn đề liên quan đến bao tử hay đường tiêu hóa dường như đã quá quen thuộc với chúng ta khi đau dạ dày là căn bệnh có tỷ lệ người mắc cao hiện nay. Và một trong số đó phải kể đến bệnh đau hang vị. Vậy đau hang vị là gì? Bệnh có triệu chứng như thế nào? Cùng tham khảo ngay sau đây.
Đau hang vị là gì? Cơ chế hoạt động của hang vị ra sao?
Bao tử của chúng ta vố dĩ có hình tương tự như chữ J và gồm có nhiều phần như tâm vị, môn vị, phình vị, bờ cong lớn, thân vị, bờ cong nhỏ và hang vị. Và hang vị nằm ở gần cuối với môn vị của dạ dày, nơi giáp với ruột non. Thức ăn được nhai ở miệng sau đó tiếp xúc với dịch vị tạo ra đường và đi vào bao tử. Lúc này bao tử vẫn đang hoạt động co bóp liên tục. Lượng thức ăn khi vào cơ thể được nằm ở nhiều vị trí khác nhau. Thức ăn được nhai nhuyễn, kỹ sẽ nằm dưới cùng, phần thức ăn to hơn, chưa được xay nhuyễn sẽ nằm ở trên. Thức ăn khi đến bao tử sẽ bắt đầu chảy dưỡng chất qua ruột non và nuôi cơ thể.
Chính vì vậy, khi ăn, lượng thức ăn được cung cấp đủ nếu được tiêu hóa hết và có đủ đường thì bao tử mới co bóp và hoạt động được. Ngược lại, nếu không có đường, dù thức ăn có đảm bảo chất dinh dưỡng nhiều đến mức nào thì vẫn không thể tiêu hóa để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể mà sẽ nằm ngay lại bao tử. Lúc này bao tử được xem như ”thùng rác”. Vì vậy, Đông Y thường có câu ” Tùy vị cần chất ngọt”. Nghĩa là khi có đường thì bao tử mới co bóp, nếu bao tử không co bóp thì bao tử không khỏe dẫn đến các bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng theo.
Điều này được giải thích theo vòng tròn ngũ hành như sau: Tùy vị yếu sẽ không nuôi được phổi. Nguyên nhân khiến tùy vị yếu là do tim không sinh hỏa. Như vậy có thể thấy đường vừa có tác dụng sinh hỏa để làm cơ thể nóng lên vừa giúp co bóp bao tử, giúp bao tử làm việc hiệu quả hơn. Vì vậy, nếu bao tử không làm việc sẽ xảy ra 3 vấn đề: Tùy vị hư, tim hư và phổi hư.
Nếu hang vị bị tổn thương, thức ăn khi vào dạ dày nhưng hang vị không thể làm việc và hậu quả là chính những tổn thương đó lấp đầy ”con đường” mà dưỡng chất đi qua ruột non để đến cơ thể. Lúc này, dù cho người bệnh có ăn gì thì bao tử vẫn đầy do không có ”lối thoát” giúp làm trống.Khi thức ăn đầy sẽ dẫn đến tình trạng trào ngược thực quản, lâu ngày không được chữa trị sẽ dẫn đến ung thư dạ dày.
Có một điều không phải ai cũng biết đó là thức ăn khi chúng ta ăn ở ngoài là thức ăn chính, tuy nhiên, đối với bao tử thì đó vẫn là thức ăn còn sống và chính nó phải nấu lại. Vì vậy, trong bao tử cần phải có độ nóng nhất định để làm chín thức ăn. Khi thức ăn chín, bao tử bắt đầu hoạt động bằng cách nhồi nát thức ăn vào tạo ra dưỡng chất để nuôi cơ thể.
Hầu hết người bệnh khi bắt đầu đa dạ dày thường ở giai đoạn loét bao tử. Từ các vết loét đó, hang vị bị thủng lỗ dẫn đến thức ăn không thể được biến thành dưỡng chất để đi qua ruột non và nuôi cơ thể. Vì vậy, hang vị được xem là bộ phận rất quan trọng trong quá trình hoạt động của dạ dày.
Dấu hiệu của bệnh đau hang vị dễ nhận biết
Người bệnh viêm hang vị dạ dày sẽ có những dấu hiệu như sau:
- Đau phần thượng vị, với biểu hiện cơn đau lúc thì đau âm ỉ lúc thì lại rất dữ dội.
- Khi mới phát hiện ra bệnh thì phần niêm mạc trên hang vị chỉ có những vết trợt nông, nên người bệnh sẽ thấy không đau đớn, nhưng khi vết trợt trở nên sâu hơn gây ra viêm loét thì lúc này cơn đau mới xuất hiện và hành hạ người bệnh.
- Cơn đau sẽ ngày càng dữ dội khi người bệnh ăn no, hay ăn phải các món ăn cay nóng, ăn hoa quả có vị chua, hoặc khi uống các loại đồ uống có chứa chất kích thích.
- Nếu cơn đau kéo dài kèm theo một số triệu chứng như nôn mửa, kèm theo đi ngoài phân đen và có mùi hôi vô cùng khó chịu nghĩa là bạn đang ở giai đoạn bệnh nặng.
Nếu phát hiện những dấu hiệu đáng ngờ trên, hãy kiểm tra ngay để bảo vệ sức khỏe và dạ dày bạn nhé!
S CENTER – Khơi Nguồn Sức Khỏe & Sắc Đẹp