fbpx

Cách để phòng ngừa và điều trị cảm cúm tại nhà

Một số cách phòng ngừa và điều trị cảm cúm nhẹ tại nhà

  1. Rửa tay sạch sẽ để phòng ngừa cảm cúm

Tay bẩn sẽ là trung gian truyền nhiễm vi-rút lây bệnh thông qua đường ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Khi bị cảm cúm, hệ miễn dịch của người bệnh bị suy yếu thì vi-rút lại càng dễ xâm nhập thông qua tay bẩn.

Vì vậy, kể cả có bị bệnh hay không, hãy luôn giữ tay mình thật sạch sẽ, đặc biệt là khi ăn uống nhé. Gia đình có các em nhỏ lại càng phải chú ý vấn đề này nhiều hơn.

2. Bổ sung nước

Cảm cúm sẽ gây mất nước nghiêm trọng, vì thế bạn cần bổ sung nước cho cơ thể, đặc biệt là trong trường hợp triệu chứng cảm cúm đi kèm nôn hoặc tiêu chảy. Bạn có thể kiểm chứng lượng nước cơ thể thông qua màu nước tiểu. Nếu nhạt màu, thì cơ thể bạn đã có đủ lượng nước cần thiết.

Không nhất thiết phải là nước lọc thông thường, bạn có thể bổ sung nước ép trái cây hoặc nước chứa các chất điện giải. Một ly trà thảo dược mật ong hay nước ấm cũng sẽ vô cùng hiệu quả trong việc xoa dịu cơn ho và đau họng bức bối của bạn.

3. Ăn uống đủ chất

Khi người bệnh bị mất sức, việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết là bước vô cùng quan trọng để đánh bại triệu chứng cảm cúm. Các loại thực phẩm chứa khoáng chất Selenium và vitamin C như lúa, lúa mì, óc chó, cam, chanh,… sẽ hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Với người bệnh cảm cúm, gia đình nên chuẩn bị những món nóng và dễ ăn như cháo, súp,… Những món này vừa dễ tiêu hóa, vừa nhiều dinh dưỡng. Hơi nóng từ món ăn cũng sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngoài ra, tỏi là một loại thực phẩm tốt cho người bị cảm cúm. Trong dân gian cùng có rất nhiều bài thuốc phòng ngừa và hỗ trợ cảm cúm từ tỏi:

  • Canh tỏi, đậu xị: Nấu tỏi và đậu xị theo tỉ lệ 2:1 thành canh, ăn trong 3 ngày liên tục.
  • Nước tỏi, gừng: Lấy 6 củ tỏi và 12g gừng tươi sắc lấy nước, cho thêm đường đỏ cho dễ uống. Mỗi ngày uống một tháng.

4. Xông hơi

Xông hơi không chỉ giúp thư giãn, mà còn giúp người có triệu chứng cảm cúm như đau đầu, ngẹt mũi, đau rát cổ họng,… cảm thấy dễ chịu hơn. Nhờ phương pháp này, hơi nóng sẽ thông đường thở, làm giãn lỗ chân lông, thải độc và vi-rút ra ngoài.

Xông hơi bằng lá cây như lá sả, bưởi, ổi, bồ đề,… cũng là phương pháp giảm cảm cúm tại nhà được lưu truyền lâu đời trong dân gian mà người Việt đa số ai cũng biết.

Tuy nhiên, người bệnh cũng nhớ không được lạm dụng việc xông hơi. Khi thấy cơ thể nhẹ bớt thì nên ngừng, xông quá nhiều và lâu sẽ đổ nhiều mồ hôi, gây mất nước và phản tác dụng. Tốt nhất là sau khi xông, người bị cảm cúm nên ăn cháo nóng kèm gừng, hành, tiêu, hoặc rau tía tô, kinh giới, quế,…

Nếu bệnh nhân gặp trường hợp sốt dai dẳng, không giảm, các triệu chứng chuyển nặng thì đừng chủ quan, hãy đưa người bệnh vào cơ sở y tế gần nhất để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Sản Phẩm Liên Quan :

Thảo Dược – Senpe Cảm Cúm : Hỗ trợ giải cảm, giảm ho, hỗ trợ giảm nhức đầu, ngạt mũi do lạnh.

HDSD : Trẻ em trên 6 tuổi ngày 1-2 lần, mỗi lần 2 viên. Người lớn ngày 3 lần, mỗi lần 2 viên .

Nhà Phân Phối: Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển S2S – S Center

Showroom : 110 Nguyễn Hoàng, An Phú, Quận 2, HCM .
Hotline: 0888 582858

Website: https://scenter.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/SCenter.vn/